Dj Kalista với những trăn trở, khó khăn đang cản bước phát triển nền âm nhạc điện tử Việt Nam
Sau thời gian dài vắng bóng trên thị trường âm nhạc điện tử Việt Nam, trong năm 2022, Kalista sẽ quay trở lại. Được biết, anh là một DJ gắn liền với chiếc mặt nạ Guy Fawkes huyền bí.
Nhạc điện tử đa dạng với nhiều thể loại như: Disco, Trance, Techno, House, … còn ở Việt Nam, House hay còn gọi là Vina house được ưu chuộng hơn. Tempo cho dòng nhạc này sản xuất rất vô cùng đa dạng, phong phú và rất khó khăn cho người nghệ sĩ khi dẵn dắt một bản nhạc thật hay, chuyên nghiệp khi vừa khuấy động sân khấu mà còn thể hiện được cá tính âm nhạc của chính mình. Vậy tempo cho House và Vina House bpm như thế nào là chuẩn, và cần cộng đồng nhạc điện tử thống nhất trong thời gian tới.
Dj Kalista chia sẻ: “Cá nhân tôi mong cộng đồng có thể sớm đưa ra quyết định thống nhất về tốc độ của dòng house tại Việt nam. Tại những lounge, pub, … khán thính giả thích nghe nhạc điện tử sôi động nhưng chỉ ở mức nhẹ nhàng hơn với tốc độ chỉ từ 123 – 128 bpm. Nhưng ngược lại, trên vũ trường, bar, clup lớn, … bắt buột tempo tối thiểu là 138 bpm. Vì vậy, tôi mong muốn cộng đồng nhạc điện tử thống nhất được tempo gốc cho các lounge, clup, và vũ trường được phân loại rõ ràng thì người nghệ sĩ chơi nhạc họ sẽ tự tin hơn, sẽ không gò bó khi sử dụng key giống như nghệ sĩ quốc tế chơi cả một set nhạc trong vài tiếng đồng hồ mà không cần thay đổi tốc độ.
Và trong giáo trình học sắp tới đây, anh sẽ đào tạo học viên DJ ngâm thông suốt từ 128 – 196 beat đối với 2 bản nhạc liên kết với nhau, để phát huy hết tính năng của bản nhạc.
Thực trạng đáng bàn hơn nữa, khi đối với ngành nhạc điện tử ở nước ta hiện nay, DJ Kalista cho biết thêm: “sự phát triển không bài bản và không hiểu vị trí nghệ sĩ cần làm đối với giải trí kinh doanh và biểu diễn nghệ thuật”. Chính điều này đã kìm hãm đi sự sáng tạo, sự bộc lộ cá tính của mỗi người nghệ sĩ vào các bản nhạc.
Đại dịch Covid 19 bùng nỗ, kéo dài, các club, bar, … đóng cửa thì các anh em nghệ sĩ trong giới nhạc điện tử cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Cho tới bây giờ, mọi thứ đã hoạt động bình thường trở lại, anh em đã vực dậy và đôi lúc đối với nghề, họ mãi còn lóng ngóng, vẫn còn “mắc kẹt” trong đó. Chính vì thế “ Đôi khi, họ sẽ tự hỏi mình đã làm được gì và chưa làm được gì để khơi dậy dòng nhạc điện tử. Hay mình làm vậy có đúng hay không?
Theo anh chia sẻ, có một thực trạng xuất phát từ chính bản thân DJ là:“ do việc giảng dạy tự do, không có quy tắc, không có bài bản nên một số bạn trẻ không theo cấu trúc chuẩn, mà tự ý remix đã tạo nên những giai điệu gây ức chế, áp lực cho khán giả, … Đôi khi, lại được đa số giới trẻ chào đón và xem như là bản hit. Ngoài ra, còn có nhiều buổi biểu diễn mà anh em nghệ sĩ chơi nhạc quá êm, quá mượt và chuyên nghiệp lại bị phản hồi là nhạc buồn và không có hay”. Điều này khiến anh và các DJ chuyên nghiệp khác cảm thấy hụt hẫng. Đối với anh:“ Chúng ta phải hiểu rằng mặc định quá rõ là khi nghệ sĩ chơi nhạc mà kết nối thông suốt các set nhạc chơi, tạo ra như một dòng cảm xúc, một bài văn hay để lay chuyển tâm hồn người nghe thì nó phải đòi hỏi người nghệ sĩ phải có chuyên môn cao và khán giải phải là những khách hàng hiểu biết thì mới hưởng thụ âm nhạc được.”
Nghệ sĩ chơi nhạc có hai dạng: Người nghệ sĩ chuyên nghiệp sẽ dẫn dắt và kết nối với beat và dòng cảm xúc key hợp lý để cho ra bản nhạc ưng ý, có chiều sâu. Và ngược lại là người nghệ sĩ nghiệp dư chỉ chuyển bài đơn điệu, ngắt đứt không rành mạch, không có sự kết nối tạo nên những sản phẩm âm nhạc rời nhau, không chất lượng.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ 4.0 và các mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok, DJ Kalista cho hay:“ những nghệ sĩ chơi nhạc trong các bar, club lớn chuyên nghiệp, tâm sự rằng họ đang thất thủ với các dòng nhạc hot Tiktok và nhạc hot trend của các Producer, chỉ cần remix mà không cần biết cấu trúc chuẩn in out quốc tế như thế nào, miễn sao trở thành nhạc thịnh hành là được. Và điều này chỉ đúng trong việc giải trí văn nghệ chứ không đúng để đưa âm nhạc đi xa hơn để phát triển ở các châu lục khác”.
Vậy trước những khó khăn, thách thức đã hạn chế đi sự phát triển của nền âm nhạc điện tử Việt Nam thì buộc mỗi người nghệ sĩ cần phải làm gì và làm như thế nào?
Đối với Kalista, bước đầu tiên “Muốn lên tầm cao mới, DJ cần biểu diễn bài bản, bài diễn phải có intro và outro đầy đủ. Bởi sản phẩm chuẩn là do producer sản xuất có trình độ cao.”
Anh đã tự hứa với chính mình và quyết tâm:“ Trong năm 2022, anh sẽ cố gắng kêu gọi anh em đồng nghiệp trên toàn quốc, các thế hệ, … đưa ra quyết định tốt nhất để đưa chất lượng âm nhạc điện tử được nâng cao hơn. Với các tiêu chí như sau: thứ nhất là đúng, thứ hai là hay, cuối cùng môi trường âm nhạc phải đồng đều theo quy chuẩn thì người nghệ sĩ thực thụ mới có thể phát huy được sở trường của mình để cho ra đời những bản nhạc chất lượng tốt nhất.”
Năm 2022, với màn chào sân trở lại thị trường âm nhạc điện tử Việt mong DJ Kalasta với cái tâm đối với nghề của mình sẽ có những thành công nhất định để đưa dòng nhạc điện tử phát triển mạnh mẽ hơn.
Xuyến Chi